Thiết kế phòng bếp vừa giúp tổng quan căn hộ trở nên thẩm mỹ và sang trọng hơn, vừa thể hiện được nếp sống của gia đình bạn. Ngày xưa, khi việc thiết kế nội thất căn hộ chưa được chú trọng, căn bếp thường sơ sài và không được chăm chút kỹ. Ngày nay với lối sống hiện đại, thiết kế bếp đẹp trong tổng thể căn hộ là một điều vô cùng cần thiết.
Co-IDB sẽ giúp bạn tìm hiểu một vài điều đáng lưu ý khi thiết kế nhà bếp đẹp – hiện đại, và giới thiệu cùng bạn những mẫu bếp đang dẫn đầu xu hướng hiện nay.
I. Những điều cần lưu ý khi thiết kế bếp
1. Vật liệu sử dụng trong nhà bếp
Trên thì trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu cho nhà bếp, mỗi loại có những ưu nhược điểm cũng như giá thành chênh lệch khác nhau. Bạn nên dựa vào nhu cầu sử dụng của gia đình bạn cũng như chi phí mong muốn để lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất với mình.
Những loại vật kiệu phổ biến hiện nay gồm:
- Gỗ tự nhiên: đây là loại vật liệu có độ bền cao cùng tính thẫm mỹ tốt cho căn bếp của bạn. Loại chất liệu này phù hợp với phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển hoặc cổ điển. Tuy nhiên, giá thành của loại vật liệu này khá cao và dễ bị co ngót, cong vênh sau thời gian sử dụng nếu không được gia công tốt.
- Chất liệu gỗ công nghiệp: đây là chất liệu được sử dụng phổ biến vì tính đa dụng, phong phú với nhiều chủng loại đa dạng. Ưu điểm của chất liệu gỗ công nghiệp là khả năng chịu lưc chịu nhiệt tốt, tính thẩm mỹ cao nhờ đa dạng về màu sắc và kiểu dáng. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu ngày có thể xảy ra tình trạng bong tróc, phồng rộp trên bề mặt.
- Đá tự nhiên: chất liệu đá thường được sử dụng trong căn bếp nhớ khẳ năng chịu lực tốt, độ chống nước và tính thẩm mỹ cao. Các loại đá tự nhiên thường dùng trong gia công nội thất đa phần là đá vôi hoặc đá carbonite có cấu tạo không phiến. Phổ biến nhất là đá Marble (đá cẩm thạch), đá Granite (đá hoa cương) hoặc đá đen Kim Sa Trung.
Chất liệu đá có ưu điểm rất bền bỉ, mang lại vẻ đẹp sang trọng cho căn bếp của gia đình bạn. Tuy nhiên giá thành của loại vật liệu này khá cao, trong quá trình thi công nếu không may xảy ra sứt mẻ sẽ khó tìm được sản phẩm thay thế.
- Đá nhân tạo: chất liệu đá nhân tạo được tạo nên từ bột đá cùng những chất xúc tác, tạo màu khác. Các loại đá nhân tạo thường gặp là đá Solid surface hoặc đá trắng sứ. Đá nhân tạo tuy không chịu nhiệt bằng đá tự nhiên nhưng lại dễ dàng trong thi công hơn.
- Kính cường lực hấp màu 8MM: đây là những tấm kính có màu được gia nhiệt ở 700 độ C sau đó làm lạnh đột ngột. Chất liệu này chịu lực và chịu nhiệt tốt. Bên cạnh đó tính thẩm mỹ cao và màu sắc đa dạng. Kính cường lực hấp màu được nhận xét là có độ bền vĩnh cửu tuy nhiên cũng vì thế khi thi công bạn phải tính toán cẩn thận. Vì bạn sẽ không thể khoan hay đục đẽo gì thêm sau khi lắp đặt.
2. Bố trí ánh sáng cho nhà bếp đẹp
Khu vực nhà bếp đòi hỏi được chiếu sáng hợp lý để đảm bảo việc nấu ăn cũng như dọn dẹp được thuận lợi hơn. Ánh sáng phải đảm bảo vẻ ấm cúng, dịu nhẹ để không gây chói mắt cho gia đình. Đồng thời bạn cũng nên tính toán để không bị đổ bóng gây khó khăn cho tầm nhìn.
Theo Co-IDB bạn nên chọn đèn LED thay vì đèn sợi đốt hay đèn huỳnh quang. Ngoài việc đáp ứng được yêu cầu chiếu sáng, đèn LED giúp bạn tiết kiệm điện và chi phí sửa chữa vì nó rất bền cũng như có tuổi thọ lâu dài.
Bạn nên chú ý vào bố cục của căn bếp: bàn đảo bếp, khu vực bếp lò, bồn rửa,…để tính toán hợp lý việc phân bổ ánh sáng cho mỗi khu vực.
3. Bố trí bố cục hợp lý cho căn bếp hiện đại
Khi thiết kế nhà bếp cho các căn hộ, vì diện tích bị giới hạn nên các kiến trúc sư phải thật sự có kinh nghiệm để lựa chọn ra một bố cục hợp lý cho căn bếp của gia chủ. Bốc trí không gian hợp lý sẽ giúp cuộc sống của chủ nhà được thuận tiện hơn rất nhiều.
3.1 Bố trí bếp hình chữ I - One wall Kitchen
Bố trí phòng bếp kiểu chữ I hiện nay rất được ưa chuộng cho những căn hộ không có nhiều diện tích sàn. Nó kết nối gian bếp với với phòng ăn và thường theo sau đó là bên cạnh phòng khách. Tất cả các thiết bị và đồ dùng nhà bếp được bố trí trên 1 diện tích tường.
Trong trường hợp mặt tường quá dài thì kiểu bố trí bếp chữ I có thể gây mất cân đối và tạo ra khoảng trống (diện tích thừa), do đó có thể bố trí thêm đảo bếp để giải phóng không gian bếp từ phòng ăn đến phòng khách.
Kiểu bếp chữ I thích hợp dành cho những không gian nhà bếp với chiều ngang hẹp nhưng sâu về chiều dài. Tủ bếp One Wall có thể được bố trí một cách linh hoạt trong nhiều không gian khác nhau và mang lại sự thuận tiện cho bạn trong quá trình nấu nướng.
3.2 Bố trí bếp hình chữ L - L Shaped Kitchen
Đây là một trong những kiểu bố trí bếp phổ biến nhất hiện nay. Bố trí phòng bếp kiểu chữ L sẽ bao phủ 2 diện tích tường vuông góc liền kề nhau, cho phép người sử dụng di chuyển và thao tác với các khu vực, các vị trí công năng dễ dàng hơn.
Thiết kế này sẽ rất ổn trong phòng vuông nhưng tương tự như One Wall Kitchen, nếu bị kéo dài quá sẽ làm không gian mất cân xứng và để lại khoảng trống lớn.
3.3 Bố trí bếp hình chữ U - U Shaped Kitchen
Bố trí tủ bếp hình chữ U cũng là một kiểu bố trí rất phổ biến cho nhiều nhà bếp và được sử dụng cho cả không gian bếp nhỏ và lớn. Phát triển từ kiểu chữ L, U-Shape Kitchen có thêm không gian cho các ngăn chứa.
Gian bếp chữ U thường được bố trí bám vào 3 mặt tường, bạn cũng có thể mở rộng từ bếp hình chữ L để tạo thêm không gian như quầy bar hoặc khu vực ăn uống hàng ngày.
Kiểu bố trí này mang lại một không gian thao tác rộng rãi, thuận tiện và khá khép kín.
3.4 Bố trí bếp kiểu song song - Galley Kitchen
Galley Kitchen là kiểu tủ bếp được bố trí 2 bên diện tích tường song song, tạo lối đi giữa 2 bên tủ bếp.
Bố trí bếp kiểu song song được sử dụng chủ yếu trong các căn hộ kiểu cũ và nhà cũ do hạn chế về không gian, cách bố trí này để ngăn cách khu nhà bếp với phần còn lại của ngôi nhà. Nó cho phép các chế phẩm nhà bếp được cách li khép kín với phần còn lại của ngôi nhà.
3.5 Bố trí bếp kiểu chữ G - Peninsula Kitchen
Bếp kiểu chữ G được phát triển lên từ U-Shaped nhưng được tăng thêm một kệ tủ dưới để làm quầy bar. Mẫu bếp chữ G giúp tăng thêm không gian giao tiếp của người làm bếp với những người còn lại.
3.6 Bố trí bàn đảo bếp - Island Kitchen
Bàn đảo bếp là một giải pháp thông minh giúp tăng không gian nấu nướng cho gia đình bạn. Lúc này, căn bếp có thể dễ dàng chia ra các không gian: không gian rửa, không gian nấu và không gian để thức ăn.
Khu vực bếp có bố trí đảo là kiểu bếp vô cùng thuận tiện giúp cho người sử dụng có thể thao tác 360 độ. Đảo bếp không gắn với diện tường mà độc lập trong nhà bếp, có thể đi kèm với các kiểu I-L-U Kitchen.
Tuy nhiên, nếu thiết kế nhà bếp có bàn đảo bạn phải chú ý đến diện tích của căn bếp, chỉ nên áp dụng cho những căn bếp rộng rãi nếu không sẽ gây phản tác dụng.
4. Thiết kế tủ bếp và sử dụng phụ kiện thông minh tăng không gian lưu trữ
Với loại hình căn hộ, chung cư thì diện tích mỗi không gian đều không quá lớn vì vậy việc đầu tiên khi muốn thiết kế tủ bếp đẹp đó là bạn phải cân đối giữa diện tích khu bếp và chiều dài của bộ tủ bếp.
Việc khéo léo trong việc xác định được kích thước tủ bếp sẽ giúp bạn thiết kế sao cho có nhiều không gian lưu trữ nhất mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cần có cho căn bếp của bạn.
Với những căn nhà có diện tích lớn việc thiết kế tủ bếp sẽ dễ dàng hơn. Với những căn hộ có nhà bếp nhỏ, việc thiết kế tủ bếp cao kịch trần sẽ là một giải pháp thông minh để tăng thêm kích thước, dùng để chứa những đồ dùng nhà bếp ít sử dụng.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp cùng những phụ kiện nhà bếp thông minh để giúp sự sắp xếp được dễ dàng hơn như: giá đỡ bát đĩa cố định tủ trên, tây nâng cánh tủ bếp trên, giá để xoong nồi bát cho tủ dưới, giá chai lọ dao thớt,...
II. 10 mẫu thiết kế bếp đẹp - hiện đại bạn nên tham khảo
1. Mẫu bếp hiện đại không gian mở
Phòng bếp được thiết kế theo kiểu chữ I - One Wall Kitchen đầy hiện đại, không gian mở giúp căn hộ thoáng đãng với bàn ăn cho đại gia đình.
Cánh tủ bếp trên và dưới được hoàn thiện laminate vân giả đá Marble tạo sự sang trọng. Màu sắc được tính toán cực kỳ vừa vặn và dịu mắt nhìn.
Hệ thông chiếu sáng cho căn bếp hiện đại được kiến trúc sư đặc biệt chú ý. Ánh sáng cho bàn ăn cao vừa phải, đảm bảo đủ ánh sáng cho gia đình bạn mà không gây chói khi cả gia đình cùng dùng bữa.
2. Mẫu bếp đảo Villa hiện đại
Căn villa với diện tích rộng rãi được thiết kế bếp kiểu song song với bàn đảo giúp tăng thêm không gian nấu nướng.
Cánh tủ bếp dưới được hoàn thiện bằng chất liệu Laminate trắng, tủ bếp trên được hoàn thiện bằng chất liệu Melamine An Cường kết hợp đá Solid Surface. Chất liệu đá nhân tạo vừa có độ bền cao, chống nước và còn rất thẫm mỹ.
Phòng bếp đẹp với hệ thống chiếu sáng phù hợp với bàn đảo, khu vực nấu nướng và bồn rửa cũng được chiếu sáng hợp lý.
3. Mẫu bếp hiện đại tối giản
Thiết kế bếp chữ I với bàn đảo cách điệu vừa giúp căn hộ trở nên hiện đại hơn, vừa có thể tận dụng làm bàn ăn .
Nhà bếp với mặt bàn có chất liệu gỗ công nghiệp HDF phủ laminate chống trầy xước, vân gỗ tạo không gian giản dị nhe nhàng.
Bạn đang cần Ý tưởng thiết kế cho căn hộ phong cách tối giản, xem thêm tại đây!
4. Mẫu bếp hiện đại sang trọng độc đáo
Mẫu bếp với bào đảo được kiến trúc sư thiết kế đáp lại mong đợi của vị khách trong căn biệt thự sang trọng.
Mặt bàn ăn sử dụng đá Marble tự nhiên nhập khẩu cao cấp, hệ tủ bếp trên và dưới với bề mặt phủ Laminate Metalic đồng bộ với thiết bị bếp hiện đại bậc nhất giúp không gian bếp thêm phần sang trọng.
5. Mẫu bếp đảo hiện đại thô mộc bản sắc Việt Nam
Một căn bếp với những vật liệu mây, tre,... đậm chất Á Đông thân thuộc. Từ hệ thống tủ bếp đến bàn ăn, hay các vật dụng trang trí đều mang lại sự gần gũi.
6 Mẫu bếp Bohemian hiện đại cho không gian villa nghỉ dưỡng
Phong cách Bohemian kết hợp cùng bàn đảo hiện đại, tạo không gian căn bếp vừa ấm cúng vừa có nét phá cách.
7. Mẫu bếp hiện với bàn đảo phá cách
Căn bếp hiện đại gây ấn tượng bởi bàn đảo bếp phá cách, hệ tủ bếp gỗ công nghiệp phủ Laminate - An Cường Collection 2021 kết hợp Lambri gỗ tự nhiên đồng màu.
Phòng bếp với bàn đảo được sử dụng vật liệu bê tông mài, màu sắc và kiểu dáng độc đáo gây ấn tượng. Bạn và gia đình có thể thoải mái tận hưởng không gian bếp rộng rãi này.
8. Mẫu bếp Scadinavian - Phong cách Bắc Âu hiện đại
Phong cách Scadinavian bắt nguồn từ tên gọi của một miền đất vùng Bắc Âu, là xứ sở của người Viking với tuyết trắng và những ngôi nhà màu trắng thơ mộng.
Phong cách thiết kế Scadinavian lấy cảm hứng từ xứ sở này, sự nhẹ nhàng sang trọng trong thiết kế và tông màu trắng chủ đạo.
Thiết kế bếp đẹp không chỉ dựa bào kiểu dáng mà còn ở cách phối màu hợp lý tạo nên một tổng thể đẹp mắt nhất.
Căn bếp được sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên kết hợp cánh gỗ công nghiệp phủ Melamine với giá thành phải chăng nhưng vẫn đảm bảo độ bền và thẩm mỹ cao.
9. Mẫu bếp hiện đại sang trọng tone trầm Đồng Gia style
Hệ đèn led profile nhôm định hình và đèn thả kiểu dáng hiện đại Occhio
phòng bếp đẹp, hiện đại được thiết kế theo tông màu trầm sang trọng. Không gian bếp rộng rãi, kết hợp cùng bàn đảo tăng diện tích nấu nướng cho gia chủ.
10. Mẫu bếp Địa trung hải hiện đại
Phong cách Địa Trung Hải lấy cảm hứng từ những quốc gia phía Bắc của vùng biển Địa Trung Hải. Những gam màu thường được sử dụng là màu xanh của biển của trời, màu vàng của nắng, màu xanh olive, màu trắng của cát biển,... những màu sắc này được kết hợp hài hòa để tạo nên không gian đậm bị biển.
Kết luận
Trên đây là những mẫu bếp đẹp, hiện đại mà Co-IDB muốn giới thiệu đến bạn cùng một số thông tin cần lưu ý khi thiết kế bếp cho căn nhà, căn hộ. Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp những thắc mắc của bạn khi muốn thiết kế phòng bếp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng ngay để được giải đáp nhé!
Thiết kế Thi công Nội thất Co-IDB
Địa chỉ: 11c/3 Lô Tư, Bình Hưng Hòa A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Hotline: 0931147948
Website: CoIDB.com
Comments